Bà chúa kho là ai?
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 sau công nguyên đã sản sinh ra bao vị tướng nữ anh hùng cho dân tộc Việt nam mà một trong những vị tướng đó là bà Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43)Đền thờ lập để thờ bà thuộc làng Tiên La, Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng. bà vốn là một nữ tướng giữ quân lương trong cuộc chiến với Tô ĐỊnh. Bà là người có công lớn với việc kho lương cho cuộc khởi nghĩa. Ngày nay đi về Đền Bà vào mùa tháng ba hàng năm trên vùng đất lúa tốt tươi cây nhãn trổ bông, mới thấy được nơi đây một miền quê Trù Phú. suy nghĩ về một vùng quê có thể huy động một nguồn lực về lương thực cho bất cứ một cuộc khởi nghĩa nào.
Còn đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh? sự nghiệp gắn với ngôi đền này ra sao?
Giả thuyết cùng thời với bà Vũ Thị Thục một vị tướng dưới thời Hai Bà Trưng được trông coi về quân lương, bà đã hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ về huy động quân lương, cũng như bảo về tiếp quản lương thực cho quân của Hai Bà Trưng bà thuộc vùng Núi Dinh, Thị Cầu. Khi mất bà được dân làng dựng ngôi đền để thờ.
Một giả thuyết khác cho rằng đây cũng là đền thờ bà Vũ thị Thục khi vận chuyển lương thực cho cuộc khởi nghĩa bà đã bị mất tại đây dân làng nơi đây thương tiếc và đã lập đền thờ.
Theo sử ký, Ngôi đền lại liên quan đến thời Lý Thường Kiệt và cuộc chiến chống quân Tống, Vào thời đó làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo là nơi đặt kho lương thực của quân Lý thuộc bờ nam Như Nguyệt Kho, núi Dinh, Thị Cầu đây là những vị trí chiến lược kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về kinh thành Thăng Long. Ngôi đền được tôn tạo và nhờ vào sự trợ giúp của Thần Linh nơi đây, còn gọi là Đền Bà Chúa việc quân trôi chẩy, cùng với thắng lợi vẻ vang của dân tộc sau trận chiến với quân Tống. ngôi đền có tên trong sử sách và được người dân tu tạo mà thành, việc ngôi đền lại có chung với chiến tích của khu vực quân lương của Lý Thường Kiệt. cũng như là gắn liền với sự tích Bà Chúa cai quản quân lương của thời Hai Bà Trưng cũng như với cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta vào năm 1077, năm đinh tỵ. Lễ chính của đền sau này là nhằm ngày ngày 12 tháng giêng hàng năm
Tranh cãi về ngôi đền bà chúa kho.
Bà Lý Thị Châu nhằm ngày ngày bà sinh 12 tháng 2 âm lịch thuộc kinh thành Thăng Long nay thuộc phường Giảng Võ, quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
Nhưng quê gốc quê cha của bà lại thuộc làng Cổ Pháp nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tên cha là Lý Quýnh, làm đến chức Điện hộ binh lương đời nhà Trần, chuyên giữ gìn kho lương quân lính.
Khi đến chuyển tới kinh thành Thăng Long Ông lấy vợ ở làng Võ Trại sinh được người con gái đặt tên là Lý Thị Châu.
Thuở nhỏ, Bà theo học ở phường Bích Câu. Bà là ngừời có tài văn chương, võ học song toàn, và là có nhan sắc nổi tiếng
Năm 18 tuổi cha mất, năm 22 tuổi, bà nhận lời về làm vợ một viên Thái bảo họ Trần làm chức Đốc bộ ở Châu Hoan nay là Nghệ An.
Vào tháng 2 năm 1285, quân Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy từ đất Chiêm Thành vào nước ta cướp phá phủ Châu Hoan. Thái bảo Trần đem quân ngăn chặn nhưng không được, phải rút quân về giữ Diễn Châu nay thuộc xứ Nghệ An để củng cố lại lực lượng.
Trước tình thế khó khăn này, Bà đứng ra chỉ huy quân sĩ bảo vệ kho lương, lo việc hậu cần cho binh si, để chồng yên tâm lo việc chỉ huy
Vào tháng 5 năm 1285, quân nhà Trần đánh đuổi được quân Nguyên ra khỏi bờ cõi hai vợ chồng bà được triệu đình vời vào kinh thành Thăng Long. Chồng bà nhận chức “Tiền quân duệ thành: Với nhiệm vụ chính là cai quản đạo quân bảo vệ kinh đô, còn bà thì được cử coi sóc kho phủ Phụng Thiên.
Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên lại sang cướp nước ta một lần nữa.
Thái bảo Trần được lệnh phải cố chặn quân Nguyên ở phía sông Hồng, và ông đã tử trận sau đó, vua quan nhà trần đành rút lui khỏi kinh thành an toàn.
Chồng mất, kinh thành sắp thất thủ, Bà nén đau thương làm nhiệm vụ quân lương của mình. Ngay lập tức, bà sai quân chuyển kho, cất giấu của cải và lương thực.
Khi mọi chuyện đã thu xếp xong, bà lấy khăn hồng thắt cổ tự vẫn để theo chồng.
Lễ đền bà chúa kho năm nay ở Bắc Ninh
Mặc dù mưa xuân ướt đầm ngày mùng 10 tháng giêng năm nay hội vẫn đông đúc náo nhiệt các nơi đổ về dâng lễ hương nghi ngút tại Đền Bà. Năm nay có vẻ quy củ hơn năm trước bởi sự trật tự của lễ hội đã được sắp xếp chặt chẽ hơn, dân quân địa phương được huy động vào tận trong Đền của Bà để đảm bảo trật tự uy nghiêm nơi cung cấm. Du khách về viếng bà mấy ngày này chủ yếu là dân Hà Nội, lác đác có một số xe của tỉnh ngoài như Quảng Ninh, hải Phòng và Thái Bình.
Du khách cẩn thận với những trò như, chèo kéo mua lễ viết sớ và nhờ cúng thuê ở đền Bà Chúa Kho
Dọc hai bên đường vào đền cơ man nào là dịch vụ ăn theo, lễ mặn, lễ ngọt, tiền vàng mã.. dịch vụ viết sớ mọc lên như nấm. Quý khách lên cẩn thận với những trò đeo bám của các dịch vụ này, nên đưa xe vào gửi tận nơi của ban quản lý Đền không nên gửi xe ở những nơi khác mà buộc phải mua các dịch vụ như tiền vàng, lễ mặn của dịch vụ để tránh bị chặt chem..
Vào đền Quý khách nên tự cầu cúng cho mình, để tỏ long thành tâm chớ có bị chèo kéo bới một vài dịch vụ gọi là cúng kêu thuế. Dịch vụ này thường ngỏ ý đưa một nghìn đây chị cúng và xin đài âm dương cho. Nếu khách đồng ý thế là họ cúng, nhưng số tiền một nghìn đồng đó không phải là đã xong với họ mà đó là lễ mà thôi, còn tiền công cúng xong có khi họ đòi tới vài trăm nghìn.
Lúc đó việc đã rồi, khách thường là phải trả. Đây âu cũng là một tệ nạn của Đền ban quản lý Đền cần tìm cách khắc phục . để du khách có thể được thoải mái với tâm việc tìm về tâm linh tín ngưỡng của mình.