Nhiều người quan niệm rằng, phát minh là một trong những công việc vĩ đại, người bình thường thì khó mà làm được, đây là một suy nghĩ sai lầm, một sáng kiến một phát minh được đánh giá cao, được nhiều người chú ý đôi khi nó lằm ngay cạnh ta
Ở Thailad có một dạo dòng sông Mekong bị một loại cây thủy sinh có tên là Lục Bình, chúng sinh sôi nẩy nở dẫn đến tắc nghẽn dòng chẩy của sông dẫn đến sự ùn ứ của nước từ thượng nguồn đổ về làm cho thủ đô Bangkoc có nguy cơ bị ngập lụt nghiêm trọng, nhà nước phải bỏ ra khá nhiều công sức cũng như tiền bạc để thu dọn cái “của nợ, vứt đi không hết ây” Tuy nhiên một phát minh có thể nói là đơn giản nhưng rất vĩ đại của một doanh nhân đã ghi nhận sự thành công rực rỡ của ông đối với việc tận dụng thứ “vứt đi không hết” ấy làm ra một sản phẩm hữu ích và thu lợi nhuận từ nó, ông ta dùng chính cái cây bèo Lục Bình đó phơi khô và chế biến thành một nguyên liệu có hình sợi và họ đan tết ra những cái dỏ, túi xách rất xinh, và bán được giá ở nhiều thị trường trên thế giới..
Tuy nhiên khác với Thailad nhiều nước cũng khá đau đầu về những loại tương tự như thế.. đó là rác thải rắn, mà chai lọ thủy tinh là một ví dụ điển hình
Tuy nhiên phát minh và sự sáng tạo của con người là điều phi thường, họ đã biến những thứ “vứt đi” đó thành những sản phẩm hữu ích ngay trong cuộc sống của chúng ta. Những giá trị đó con người cần được nhận rộng và trân trọng chúng đặc biệt trong giới trẻ Cơ sở chúng tôi đã từng tiếp xúc với khá nhiều bạn trẻ tìm đến những dòng chai lọ thủy tinh để say mê miệt mài với chúng biến những đồ tưởng như bỏ đi đó tahnhf những sản phẩm tiện dụng cho mòi người, và họ đã rất thành công để kiếm thêm thu nhập với chúng .
Bạn Trần Vũ Anh Tuấn, một sinh viên mới ra trường chưa có việc làm ở ngõ 119 đường Bạch Mai quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết bạn ấy đến với thú chơi chế tác đồ chai lọ thủy tinh này từ năm 2012 là sự tình cơ: “Rảnh hay lướt web và bắt gặp những sản phẩm được tái chế từ chai lọ thủy tinh thì thấy nó rất đẹp rất phong cách”. Lần thực hiện chế tác chai thủy tinh là lần mà bạn ý có ý tưởng tặng bạn gái một bộ bình độc đáo để đựng đồ mỹ phẩm đầu tiên Tuấn học theo cách hướng dẫn từ trên internet rồi lần mò dần và tự sáng tác thêm cho lọ hoa, bằng hình thức lựa chọn các loại chai có dung tích đa dạng từ dung tích 300 ml hay 500 ml thậm chí cả dòng chai 1 lít, Anh Tuấn cho biết, cái hay ở chỗ anh bán là có rất nhiều các mẫu chai màu, xanh, nâu, hay trắng, sự lựa chọn đa dạng đó đã tạo lên sự cảm hứng của Tuấn khi cậu ấy nghĩ ra một loại đèn nghệ thuật trang chí trong các quán caffe, hay trong chính gia đình của cậu ta rồi từ đó anh tặng bạn bè hay người thân và rồi “Hữu xạ tự nhiên hương” từ những người đó mà nhiều người biết đến tay nghề chế tác đồ thủy tinh của Tuấn, và hiện nay cậu ta chuyển hẳn sang nghề chế tác và sản xuất chai lọ thủy tinh thành những sản phẩm độc đáo.
Không hẳn chỉ có Anh Tuấn mới nghĩ ra và tận dụng thành công chai lo thuy tinh cho các sản phẩm phong cách, mà còn khá nhiều nghệ sỹ cũng nhắm tới sản phẩm là đồ chai thuy tinh các loại đó “Ban đầu cứ thấy tôi đi đâu thì cũng xin lọ thủy tinh về nhà, bạn bè ai cũng cho tôi là cô nàng ve chai,
Nhưng nhận được những món quà từ thủy tinh như lọ hoa, bóng đèn thì ai cũng thích và từ đó họ luôn tự nguyện “để dành” chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng cho tôi” Một chị cũng phải nói là một “dân nghề thủy tinh đồ cổ” cho biết thêm, thú chơi này không tốn kém, cũng không hẳn là khó làm bởi “một chút khéo léo, chịu khó tìm tòi và có óc sáng tạo là đã có thể tái chế lọ thủy tinh thành những món đồ trang trí giúp ích trong cuộc sống hằng ngày”. Thời gian đầu Thiên Tâm cũng gặp một số khó khăn khi vẽ lên các chai lọ thủy tinh vì: “Tôi không được học vẽ, nhưng may mắn là bố mẹ mình và vợ mình đều học mỹ thuật công nghiệp, còn em trai mình thì học thiết kế nội thất ở nước ngoài nên họ giúp tôi rất nhiều trong việc trang trí”. Trong khi đó, việc trang trí chai lọ thủy tinh thành những mảng màu lại được Thanh Thư thực hiện rất ngẫu hứng. Thanh Thư nói: “Ban đầu tôi thường vẽ theo những mẫu có sẵn trên internet. Nhưng dần dần tôi muốn các sản phẩm của mình phải khác biệt nên tôi vẽ theo trí tưởng tượng của mình”.
Bằng sự khéo léo của mình, chai lọ thủy tinh được khoác áo mới, được thổi hồn vào khiến cho chúng trở thành những món đồ trang trí vô cùng độc đáo. Đó không còn là cái chai đựng nước ép trái cây, chai đựng nước mắm nữa mà là đồ chụp đèn, là lọ hoa được vẽ, được quấn dây thừng: .
Hay với chị Bích ở Đại Cồ Việt, Hoàn Kiếm, Hà Nội thì việc tái chế các sản phẩm từ chai lọ thủy tinh mang đến nhiều kỷ niệm vui: “Có lần mình phải thức suốt đêm để làm ra 24 cái đèn từ chai thủy tinh cho 3 ông tây. Các bạn này đến Việt Nam du lịch, tình cờ ghé qua cửa hàng của mình và tỏ ra rất thích các sản phẩm tái chế từ chai lọ thủy tinh này nên đặt hàng hàng. Lần đó mình phải huy động cả gia đình mình cùng làm mới kịp để giao hàng đúng hẹn cho các bác ấy, tuy cực thật nhưng vui vì các sản phẩm tái chế của mình được bạn bè quốc tế công nhận”, chị tiết lộ. Ngoài ra còn một vị khách tây cứ mỗi tuần đều đến mà “tậu” từ một đến hai sản phẩm của cửa hàng thuy tinh Gia Lâm
Không kinh doanh, chị chỉ tái chế chai lọ thủy tinh vì thích thú và vì muốn tặng cho bạn bè và gia đình. Thanh Thư cho biết có lần tặng một bộ chụp đèn thủy tinh cho người bạn thân nhân dịp sinh nhật đã gây được ấn tượng tốt. “Người bạn này cứ thắc mắc mãi về món quà của tôi mà bộ chụp đèn đã được treo ngay trong phòng khách nhà bạn”.
Thổi hồn vào những chai lọ thủy tinh đang trở thành thú chơi của nhiều người. Có lẽ bởi thú chơi này không tốn kém mà còn giúp môi trường thêm xanh.